Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả thì đến năm 2030 số ca tử vong hàng năm do các bệnh không lây nhiễm liên quan đến thuốc lá sẽ tăng lên 70.000 người.
Qua điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá cho người trưởng thành tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới giảm từ 56,1% năm 2000 xuống còn 47,4% năm 2010 và từ 1,8% xuống còn 1,4% trong nữ giới. Việc thực hiện môi trường không khói thuốc đã có những tiến bộ so với 10 năm trước, hành vi hút thuốc lá tại công sở, bệnh viện và trường học đã giảm, hành vi hút thuốc không còn được xã hội chấp nhận như trước kia. Thế nhưng, Việt Nam vẫn đứng trong 15 nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới, 47,4% đối với nam, 1,4% đối với nữ và 23,8% người trưởng thành nói chung đang hút thuốc lá.
Để các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đạt được nhiều kết quả hơn nữa và để Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá thực sự đi vào cuộc sống. PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại của Thuốc lá đề nghị UBND các tỉnh, thành phố cần xây dựng các giải pháp để thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống thuốc lá từ nay đến năm 2030;
Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá và các quy định pháp luật về phòng, chống thuốc lá của thuốc lá.