bn5
bn2
B3
B4
B1

Thông tin da liễu

Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

937 Đã xem
File đính kèm:
Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những vấn đề về da khá phổ biến. Bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình của bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc 

Bệnh viêm da tiếp xúc được chia làm 2 loại đó là: 

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Các phản ứng của da thường liên quan tới phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể. 

Viêm da tiếp xúc kích ứng: Thường xảy ra khi da bị kích ứng với những yếu tố từ bên ngoài môi trường. 

Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những vấn đề về da khá phổ biến

Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những vấn đề về da khá phổ biến

Với một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh này thường gặp như sau: 

  • Da người bệnh có hiện tượng khô quá mức dẫn đến nứt nẻ, bong tróc và có vảy.

  • Người bệnh bị nổi mề đay, mẩn ngứa.

  • Da người bệnh đỏ và có hiện tượng rỉ nước.

  • Một số trường hợp da sạm đen hoặc có hiện tượng sần sùi. 

  • Bỏng rát da.

  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội.

  • Da bị bệnh trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

  • Phồng rộp da.

Những triệu chứng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, mí mắt, tay, chân,… Trong trường hợp viêm da tiếp xúc toàn thân, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng trên các vùng da rộng và có biểu hiện sưng tấy. 

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh, phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây: 

2.1. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc với những chất có thể gây kích ứng. Khi đó, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng gây viêm và dẫn tới triệu chứng ngứa. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh là: 

Da tiếp xúc với những loại thực vật có chứa độc tính, như cây thường xuân độc,…

Da bị dị ứng với những sản phẩm thuốc nhuộm tóc hay thuốc duỗi thẳng tóc. 

Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu với những cục nổi mẩn đỏ trên da

Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu với những cục nổi mẩn đỏ trên da

Da bị dị ứng với Niken - Đây là một loại kim loại được sử dụng nhiều để chế tạo ra nhiều loại đồ trang sức và các loại khóa thắt lưng. 

Dị ứng với da động vật hoặc một số loại hóa chất được dùng để xử lý da động vật giúp tăng độ bền cho sản phẩm. 

Dị ứng với cao su latex.

Một số bệnh nhân mắc viêm da do dị ứng với một số loại trái cây có múi, chẳng hạn như các loại vỏ trái cây, cam quýt,…

Dị ứng với những loại chất tạo hương có trong xà phòng, sữa tắm, dầu gội, một số loại kem dưỡng da và nhiều loại mỹ phẩm khác. 

Dị ứng với một số loại thuốc ngoài da.

2.2. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Đây là dạng viêm phổ biến hơn và khi chất kích ứng ở lại trên bề mặt da càng lâu thì phản ứng dị ứng lại càng nghiêm trọng hơn. Với một số tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này bao gồm: 

  • Axit có trong các loại pin.

  • Những chất tẩy rửa mạnh như bột thông cống,…

  • Một số loại chất dịch của cơ thể, nước tiểu, nước bọt,...

  • Dị ứng với một số loại cây, như ớt, cây trạng nguyên.

  • Nước sơn móng tay.

  • Sơn, vecni.

  • Nhựa, epoxy, chất dẻo.

  • Những người mắc bệnh chàm thì nguy cơ bị viêm da kích ứng sẽ cao hơn những người không bị bệnh.

Xà phòng cũng là một nguyên nhân gây bệnh

Xà phòng cũng là một nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh đó còn có một dạng viêm da tiếp xúc ít gặp hơn là viêm da tiếp xúc ánh sáng. Đây là loại viêm da xảy ra khi người bệnh sử dụng một loại sản phẩm trên da của cơ thể và sau đó tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 

3. Phương pháp điều trị bệnh viêm da kích ứng

Để điều trị bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau: 

Ngay khi phát hiện bệnh, cần phải tránh tiếp xúc với những yếu tố gây bệnh. Chẳng hạn, nếu tình trạng bệnh do mỹ phẩm gây ra thì bạn cần ngừng sử dụng mỹ phẩm. 

Không được gãi hay làm trầy xước vùng da đang bị bệnh. Vì khi gãi hoặc làm trầy xước, vùng da bị bệnh càng trở nên kích ứng mạnh hơn và có thể gây nhiễm trùng và người bệnh có thể phải sử dụng đến kháng sinh khi điều trị bệnh. 

Dùng nước sạch để loại bỏ chất gây kích ứng trên da. Để làm dịu da, bạn có thể dùng khăn lạnh để đắp lên vùng da bị bệnh. Một số dung dịch có thể làm dịu da như là Jarish, hồ neopred, hồ nước,…

Viêm da do tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Viêm da do tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kem chứa hydrocortisone. Nhưng với những trường hợp nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kem có chứa corticoid. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi trường hợp bệnh cụ thể. 

Bệnh viêm da tiếp xúc là bệnh không nguy hiểm và nhiều trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, vì thế, bạn không cần phải lo lắng quá mức. Nhưng trong trường hợp, bệnh nhân có triệu chứng bệnh ở vùng gần mắt, gần miệng hoặc bị viêm da tiếp xúc toàn thân thì không nên tự điều trị mà nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bệnh, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

4. Có mấy phương pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Để phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc, bạn cần tránh những chất có thể gây kích ứng. Trong đó, tùy từng trường hợp cụ thể, bạn nên thực hiện những lưu ý dưới đây: 

Hãy lựa chọn những sản phẩm có nhãn dán không mùi, không gây kích ứng.

Trong trường hợp bạn đổi sang loại mỹ phẩm khác, nên dùng thử trên một vùng da nhỏ, theo dõi trong vài ngày trước khi quyết định sử dụng hàng ngày trên da mặt, da toàn thân.

Nếu dị ứng với latex, bạn không nên đeo găng tay cao su. Có thể sử dụng găng tay làm từ chất liệu vinyl hay bôi dầu chống thấm nước trước khi sử dụng găng tay cao su. Đây là cách tốt nhất để phòng ngừa xảy ra dị ứng.

Khi hoạt động trong môi trường có nhiều cây xanh, cần mặc quần áo dài để tránh tiếp xúc với côn trùng- một trong những nguyên nhân gây kích ứng da phổ biến. 

Có thể bôi kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô da. 

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/viem-da-tiep-xuc-nguyen-nhan-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-s107-n21981

 

Thông báo
Top